“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, theo quan niệm của người Việt Nam ngày cưới có những việc cần tuyệt đối tránh không được phạm phải để đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho đôi uyên ương.

Những kiêng kỵ trong đám cưới bắt buộc phải biết (phần 1) 5

Những kiêng kỵ trong đám cưới Miền Bắc

Do điều kiện địa lý, môi trường sống mà người miền bắc và người miền nam sẽ có những kiêng kỵ khác nhau trong đám cưới. Một đám cưới ở Miền Bắc sẽ kiêng cự những điều sau:

Khi nhà có tang không tổ chức đám cưới

Đám cưới là việc “hỷ” nên không thể tổ chức cuộc vui  trong khi nhà đang có tang. Theo quan niệm dân gian thì con cái phải để tang bố mẹ 3 năm và cháu để tang ông bà 1 năm. Và vì quan niệm này nên mới có hiện tượng cưới chạy. Khi trong nhà có ông bà hay người ốm đau sắp mất hai gia đình liền nhanh chóng tổ chức đám cưới cho con cháu tránh việc phải chờ đợi lâu.

Kiêng không tổ chức cưới vào ngày xấu

Bởi thế mà với hầu hết các đám cưới ở miền Bắc người ta đều đi xem ngày. Ngày cưới sẽ được chọn dựa vào tuổi cô dâu chú rể và ngày đẹp.

Đặc biệt giờ rước dâu phải đúng giờ hoàng đạo. Bởi thế giờ chú rể bước ra khỏi nhà đi đón dâu, giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên phải tuyệt đối đúng với giờ đẹp đã được thông báo trước.

Không cưới vào năm kim lâu

Năm kim lâu là năm cô dâu có số tuổi với đuôi là số 1, 3, 6, 8. Theo quan niệm của người miền bắc nếu cưới vào những tuổi này cuộc sống vợ chồng gặp nhiều rắc rối như khó nuôi con, vợ chồng hay cãi vã, lục đục….

Mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng

Nếu bạn đi cưới các gia đình miền bắc sẽ thấy ngày rước dâu chỉ có bố cô dâu  và họ hàng bạn bè đưa dâu về nhà chú rể. Người ta không để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng. Một số quan niệm cho rằng họ sợ con dâu và mẹ đẻ sẽ tạo nên thế lực lấn át mẹ chồng.

Mẹ chồng không được đi đón con dâu

Một trong những kiêng kỵ tiếp theo trong đám cưới miền bắc đó là mẹ chồng không được đi cùng đoàn đến rước dâu. Kể cả khi rước dâu về đang thắp hương tổ tiên mẹ chồng cũng cần tránh mặt. Cho đến khi nghi lễ xong xuôi đôi vợ chồng đi vào phòng, mẹ chồng mới ra mặt. Nhiều người cho rằng việc này sẽ giúp cuộc sống mẹ chồng nàng dâu sau này suôn sẻ.

Kiêng kị đổ vỡ trong đám cưới

Người ta cho rằng nếu trong đám cưới có đổ vỡ sẽ là điềm không lành cho đôi bạn trẻ. Vì thế khi đi cưới ai cũng thận trọng tránh việc xảy ra vỡ bát, cốc… Nếu có đỗ vỡ nhiều gia đình cẩn thận còn làm lễ giải hạn. Họ cho rằng chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly…

Những kiêng kỵ trong đám cưới bắt buộc phải biết (phần 1) 6

Những kiêng kị đối với cô dâu

Là cô dâu cần có một số kiêng kỵ trong ngày cưới như:

– Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón, nghĩa là cô dâu phải ngồi trong phòng đóng cửa không được ló mặt ra cho đến khi chú rể bước vào trao hoa và đón đi. Điều này được lý giải là cô dâu xuất hiện sớm sẽ mất duyên và không được coi trọng.

– Cô dâu không được khóc và ngoái đầu lại nhà mẹ đẻ khi rước dâu. Cô dâu cần hướng thẳng, đi thẳng về phía trước để tránh những vấn vương dẫn đến sau này sớm bỏ về nhà mẹ đẻ hay không lo việc nhà chồng chu toàn.

– Cô dâu có bầu kiêng không đi vào nhà chồng từ cửa chính mà phải đi vòng cửa sau hoặc bước qua một chậu bồ kết nướng than hồng. Người ta lo sợ cô dâu có bầu đi qua cửa chính sẽ khiến nhà trai làm ăn không tốt.

Trên đây là một số kiêng kỵ trong đám cưới ở Miền bắc. Ngoài ra ở mỗi địa phương khác nhau còn có những kiêng kỵ khác nữa.Tuy nhiên tất cả chỉ là những phong tục các bạn cũng không nhất thiết phải nặng nề quá.

Trả lời

Close Menu
090 770 5612
0907705612
BÁO GIÁ NHANH